Tin tức sự kiện

Hội đồng nhân dân

Xem thêm
Sáng ngày 17/12, HĐND thành phố Thái Bình khóa XXI, nhiệm kỳ 2016 – 2021 đã khai mạc kỳ họp thứ 9.
24/04/2020
Năm 2019, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng huyện Đông Hưng đã nỗ lực khắc phục, hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới.
24/04/2020
Nội dung chất vấn, thảo luận tại kỳ họp là hoạt động quan trọng của Hội đồng nhân dân; được coi là hình thức giám sát trực tiếp của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với các cơ quan, cá nhân khi được chất vấn nhằm giải đáp, làm rõ trách nhiệm trong quá trình thực thi nhiệm vụ theo thẩm quyền, đồng thời giúp đại biểu Hội đồng nhân dân thể hiện trách nhiệm của mình trước cử tri và nhân dân.
24/04/2020
Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên đại học chính quy khóa 9 và cao đẳng chính quy khóa 25Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên đại học chính quy khóa 9 và cao đẳng chính quy khóa 25Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên đại học chính quy khóa 9 và cao đẳng chính quy khóa 25
24/04/2020
about

GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRẤN HƯNG NHÂN

Thị trấn Hưng Nhân nằm ở phía tây huyện Hưng Hà, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp các xã Tân Hòa và Liên Hiệp
  • Phía tây giáp Tân Lễ và tỉnh Hà Nam
  • Phía nam giáp xã Tiến Đức
  • Phía bắc giáp các xã Tân Lễ và Canh Tân.

Thị trấn có diện tích 8,84 km², dân số năm 2015 là 16.042 người, mật độ dân số đạt 1.815 người/km².

Lịch sử

Vào thế kỷ XIX, khu vực thị trấn Hưng Nhân ngày nay là các làng xã thuộc 3 tổng của huyện Hưng Nhân phủ Tiên Hưng trấn Sơn Nam Hạ (sau là tỉnh Hưng Yên nhà Nguyễn), gồm: các làng xã Xuân Trúc, Kiều Thạch, Tây Xuyên,... (thuộc tổng Thanh Triều); các làng xã Đặng Xá, Hưng Nhân, Kính Ân (sau là Chiêm Ân),... (thuộc tổng Đặng Xá); xã Khánh Mỹ thuộc tổng Tống Xuyên (tức tổng Tống Súc) Khánh Mỹ cũng là nơi đặt lỵ sở của huyện Hưng Nhân xưa

Về sau, các xã nhỏ hợp lại thành xã lớn hơn, trong đó có xã Lam Sơn và xã Trần Phú. Năm 1977, 2 xã Lam Sơn và Trần Phú hợp nhất thành xã Phú Sơn.

Ngày 16 tháng 5 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 61/2005/NĐ-CP. Theo đó, thành lập thị trấn Hưng Nhân trên cơ sở toàn bộ 864,40 ha diện tích tự nhiên và 14.495 người của xã Phú Sơn.

Hành chính

Hiện nay, thị trấn Hưng Nhân được chia thành 14 tổ dân phố: Thị An - Tiền Phong, Ân Xá, Đặng Xá, Văn, Buộm, An Tảo, Đầu, Châu, Xuân Trúc - Kiều Thạch, Vân Đông, Vân Nam, Tây Xuyên, Lái và Mẽ. Trung tâm hành chính của thị trấn đặt tại tổ dân phố Thị An - Tiền Phong.

Phố và đường

Các tuyến đường:

  • Ngự Thiên (QL39A đoạn tránh)
  • Trần Thừa
  • Phạm Đôn Lễ
  • Lưu Khánh Đàm

Các tuyến phố:

  • Trần Thái Tông (QL39A)
  • Lê Thái Tổ (QL39A)
  • Phạm Kính Ân
  • Nguyễn Tông Quai
  • Phùng Tá Chu

Kinh tế - xã hội

Thị trấn Hưng Nhân là trung tâm kinh tế của huyện Hưng Hà. Hưng Nhân còn được biết đến là một đầu mối giao thương buôn bán phát triển trong vùng và ở các tỉnh khác đến như Hưng Yên, Hà Nam và phía Nam Hà Nội. Hiện tại, Hưng Nhân được coi là điểm công nghiệp với nhiều nhà máy đang được xây dựng và đã hoàn thành. Thị trấn Hưng Nhân có các làng nghề nổi tiếng như dệt chiếu cói thuộc khu Vân Đông - Vân Nam, làm bún thuộc khu Mẽ...

Hiện nay, Thị trấn Hưng Nhân đang quản lý chợ Hưng Nhân là chợ huyện lớn nhất trên địa bàn, được tổ chức quy mô, đa dạng và là nơi giao thương buôn bán không chỉ của nhân dân khu vực mà còn có các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hà Nam.

Thị trấn Hưng Nhân cũng đang là địa bàn đóng của BV Đa khoa Hưng Nhân (BV tuyến huyện), 02 trường Trung học phổ thông là THPT Hưng Nhân (công lập) và THPT Trần Thị Dung (tư thục, chuyển đổi từ trường Bán Công Hưng Nhân). Hiện nay, các trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn đều được mang tên Phạm Kính Ân.

Bưu điện Hưng Nhân nằm ngay tại trung tâm, đối diện chợ Hưng Nhân, cạnh QL39A.

Thị trấn Hưng Nhân nằm cạnh QL39A, có tuyến xe buýt 03 chạy qua (tuyến TP.Thái Bình-Đông Hưng-Hưng Hà-Triều Dương).